THIẾT KẾ GIẾNG TRỜI CUỐI NHÀ ỐNG

0
223

Giếng trời không chỉ giống như chiếc máy điều hòa không khí mà nó còn góp phần tạo nên vẻ đẹp kiến trúc cho ngôi nhà. Vì thế, trong những năm gần đây xu hướng thiết kế nhà ở cùng với giếng trời ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở nhà ống. Nếu bạn thấy vị trí đặt giếng trời ở trung tâm quá bình thường thì hãy đặt giếng trời cuối nhà ống để lạ mắt hơn. Sau đây hãy cùng https://tonghopxaydung.com/ tìm hiểu thiết kế giếng trời cuối nhà xem có gì đặc biệt nhé.

Vai trò của giếng trời cuối nhà ống

Giếng trời là khoảng lấy ánh sáng kéo dài từ mái nhà xuống tầng một của ngôi nhà, là điểm nhấn, tạo không gian đặc biệt cho ngôi nhà khi thiết kế nội thất.

Giếng trời cuối nhà ống có vai trò như sau:

  • Mang ánh sáng mặt trời vào nhà, giúp tiết kiệm điện năng.
  • Giúp điều hòa gió và lưu thông không khí, tạo không gian sống dễ chịu.
  • Tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà do hiệu ứng ánh sáng lan tỏa.
  • Có ý nghĩa phong thủy đối với gia chủ.

Kinh nghiệm thiết kế giếng trời cuối nhà ống

Trong ngôi nhà bị thiếu sáng, khi bố trí giếng trời sẽ giúp gió và ánh sáng lưu thông, lan tỏa không khí khắp nhà. Tuy nhiên nếu hướng nhiều gió thì gia chủ nên thiết kế diện tích làm sao để đón lượng gió phù hợp. Ngoài ra, dù giếng trời ở vị trí nào thì cũng nên sử dụng tấm lưới chắn nhằm tránh kẻ gian đột nhập vào nhà.

Để giúp ngôi nhà đẹp hơn, bạn có thể trang trí thêm chậu cây, thác nước, hồ cá,… phía dưới giếng. 

Lưu ý về giếng trời cuối nhà ống

Giếng trời là một phần của một công trình thi công nhà ở. Vì vậy, kiểu dáng của nó phải thống nhất với phong cách ngôi nhà.

Giếng trời ở vị trí cuối cùng của ngôi nhà ống giống như trong nhà có một khoảng sân vườn được thu nhỏ, là nơi gia đình nghỉ ngơi và quây quần bên nhau.

Việc thiết kế giếng trời cuối nhà có khác biệt so với vị trí trung tâm như bình thường, không thể thiết kế và xây dựng qua loa. Để có giếng trời sau nhà đẹp thì hãy lưu ý tới vấn đề sau:

Diện tích và kiểu dáng 

 

 

  • Diện tích 

Diện tích giếng trời hoàn toàn phụ thuộc vào diện tích đất và hướng của ngôi nhà. Tuy vậy, diện tích giếng trời cuối nhà không nên quá bé vì sẽ khó đảm bảo được luồng khí lưu thông.

  • Kiểu dáng kiến trúc 

Kiểu dáng kiến trúc của giếng trời cần có sự thống nhất với phong cách thiết kế ngôi nhà. Trong phong thủy, giếng trời giống kiến trúc ngôi nhà thể hiện mối quan hệ tương sinh.

Cách âm

Điểm trừ rất lớn của giếng trời là âm thanh bị vang vọng xa. Để khắc phục, bạn có thể tăng độ dày bức tường hay tạo độ nhám, gồ ghề, xù xì cho tường, ốp thêm gạch nhằm tiêu âm. 

Mái che 

Giếng trời bắt buộc phải có mái che hay không? Việc quyết định lắp đặt mái che phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của chủ nhà.Dù vậy vẫn nên lắp thêm tấm lưới chắn để bảo vệ bạn và gia đình an toàn không bị trộm đột nhập.

  • Giếng trời không có mái che

Việc này sẽ giúp ngôi nhà đón được nhiều không khí trong lành hơn. Tuy nhiên, nếu không có mái che thì nội thất có thể sẽ bị ảnh hưởng do thời tiết và đặc biệt nên đầu tư hệ thống thoát nước, mái và sàn nhà cũng có khả năng chống nước.

  • Giếng trời có mái che 

Bạn có thể chủ động điều chỉnh ánh sáng tự nhiên và còn có thể che nắng mưa. Gia chủ có thể chọn mái cố định hay mái che di động.

Về phong thủy 

Nhiều người quan niệm giếng trời chính là nơi giao thoa của thần linh và con người. Thế nên việc bố trí hợp với phong thủy cũng rất được quan tâm.

Giếng trời cuối nhà ống nên được đặt hướng hợp với mệnh của gia chủ để đem lại may mắn cho cả gia đình.

 

Nếu nhà ở hướng Tây Bắc thì bạn nên giảm diện tích giếng nhằm hạn chế gió hay đầu tư lắp thêm thiết bị điều tiết gió. Còn về việc trang trí phía sau nhà không cần thiết lắm vì khách sẽ để ý đến mặt tiền nhà là chính.

Giếng trời được bố trí cuối nhà được thiết kế giống như một sân vườn làm đẹp cho không gian sống. Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về thiết kế giếng trời cuối nhà. 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here