Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam thì các vật liệu chống ẩm, chịu nước được rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Trong đó có trần thạch cao chống ẩm được ứng dụng rất nhiều trong thi công nhà ở và được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Sau đây hãy cùng https://tonghopxaydung.com/ tìm hiểu về dòng sản phẩm này xem nó có thật sự tốt không nhé.
Cấu tạo của tấm thạch cao chống ẩm
Dù trầnthạch cao chống ẩm có cấu tạo như trần thạch cao thông thường nhưng thực ra không giống về bản chất, thạch cao chống ẩm là xi măng trộn với sợi Cellulose hay sợi gỗ, khả năng chống chịu nước cao hơn các loại trần thạch cao khác.
Tấm thạch cao chống ẩm có cấu tạo như sau:
- Phần lõi làm từ thạch cao và bổ sung thêm các phụ gia để tăng tính chống thấm.
- Lớp vỏ ngoài cùng có thành phần chứa dầu hay Paraffin có tác dụng bảo vệ khi tiếp xúc với độ ẩm cao.
- Có 2 lớp vải thủy tinh ở mặt trước và mặt sau, đây là thành phần quan trọng nhằm tạo nên đặc tính chống ẩm của vật liệu.
Lưu ý:
- Tấm thạch cao chống ẩm có độ dày mỏng nhất 9mm.
- Tấm chống ẩm không phải tấm thạch cao chịu nước.
Có nên sử dụng trần thạch cao chống ẩm không?
Được đánh giá là một trong các loại vật liệu được ưa chuộng trong thi công lĩnh vực xây dựng. Sau đây là những ưu điểm và khuyết điểm của tấm trần thạch cao chống ẩm mang lại.
Ưu điểm
- Chịu ẩm và chịu nước vượt trội, giúp ngăn ngừa nấm mốc hiệu quả nên phù hợp với cả nội thất lẫn ngoại thất.
- Không bắt lửa, chống cháy lan: khả năng chống cháy lên đến 120 phút, tránh được tình trạng bị bắt lửa và cong vênh do nhiệt độ cao.
- Độ bền cao, có thể lên đến 50 năm sử dụng, giúp tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa và bảo hành.
- Bề mặt thiết kế nhẵn mịn sẽ giúp tránh hơi nước trên bề mặt,.
- Không chỉ chống ẩm được mà còn có các tiêu chuẩn cách âm, cách nhiệt và chịu lực, chống va đập tốt,…
- Thân thiện với môi trường vì đây là vật liệu không nung và không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng.
- Có tính thẩm mỹ cao, đây là vật liệu dễ dàng trong việc trang trí, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nhà.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm vượt trội, trần thạch cao chống ẩm cũng có một số nhược điểm cơ bản như:
- Giá thành cao hơn nếu so sánh với trần thạch cao thông thường.
- Có trọng lượng nặng hơn trần thạch cao thông thường vì thành phần xi măng trong kết cấu sản phẩm.
- Thi công khó khăn hơn do khó hơn.
→ Qua những phân tích về ưu – nhược điểm trên, chúng tôi nghĩ bạn nên sử dụng loại trần này khi có điều kiện. Đặc biệt ở những khu vực ẩm ướt như nhà bếp, khu vệ sinh, ban công,….nếu muốn làm trần thạch cao thì càng nên phải sử dụng vật liệu trần thạch cao chống ẩm.
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam thì không phải ngẫu nhiên khi đây là loại trần được nhiều gia đình ưa chuộng hiện nay. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi trần thạch cao chống ẩm có tốt không. Để xem thêm các kiến thức tương tự, hãy truy cập vào trang của chúng tôi để xem thêm các bài viết bổ ích.