Ưu – nhược điểm và cách tính cầu thang 2 vế hợp lý

0
690

Cầu thang giúp nối tiếp khoảng cách giữa các tầng với nhau, tạo sự thống nhất cho tổng thể cũng như tăng tính thẩm mỹ cho toàn ngôi nhà. Vì vậy, việc lựa chọn được kiểu cầu thang phù hợp trong khi thiết kế và thi công là điều tất yếu. Sau đây hãy cùng https://tonghopxaydung.com/ tìm hiểu về dạng cầu thang thông dụng nhất trong số các kiểu cầu thang: cầu thang 2 vế. Qua đó xem xét về ưu – nhược điểm của chúng và đưa ra cách tính hợp lý nhất.

Cấu tạo cầu thang 2 vế

Cấu tạo của cầu thang ồm 3 bộ phận chính: thân cầu thang, tay vịn và chiếu nghỉ. 

Thân cầu thang

  • Thân cầu thang là dạng kết cấu sàn đặt nghiêng và ở trên có các bậc, giúp kết nối các sàn hay các tầng lại với nhau.
  • Để di chuyển, đi lại một cách thuận tiện và thoải mái, độ rộng của chúng là 60cm đến 90cm

  • Độ cao hợp lý của bậc thang khoảng 15 đến 18cm. Nếu vượt quá con số này, người di chuyển sẽ dễ bị mệt và dẫn tới nguy hiểm hơn là trượt ngã.
  • Diện tiếp xúc giữa cầu thang và mặt chân tối thiểu 25cm và không lớn hơn 30cm vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ dốc và chiều dài của thang.

Kích thước của tay vịn 

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ, tay vịn cầu thang nên có chiều cao trung bình 1,1m và không bé hơn 85cm

Kích thước của chiếu nghỉ 

Trung bình 11 bậc nên có 1 chiếu nghỉ với độ rộng tối thiểu 90cm, điều này sẽ giúp người di chuyển trên cầu thang không bị mất sức khi càng lên cao.

Cách tính cầu thang 2 vế 

Để tính được cầu thang 2 vế, chúng ta cần xác định và tính được mặt bậc, cổ bậc và chiếu nghỉ. 

  • Mặt bậc = Chiều rộng x Chiều dài x Số bậc
  • Cổ bậc = Chiều rộng x Chiều dài x Số bậc
  • Chiếu nghỉ = Chiều rộng x Chiều dài x Số chiếu nghỉ

Công thức tính cầu thang 2 vế = Mặt bậc + Cổ bậc + Chiếu nghỉ

Cầu thang 2 vế đối xứng

Cầu thang 2 vế vuông góc

Ưu – nhược điểm của cầu thang 2 vế

Ưu điểm

  • Đẹp mắt về mặt hình ảnh, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Tạo sự riêng tư giữa các tầng lầu
  • Là lựa chọn an toàn hơn nếu so sánh với cầu thang 1 vế

  • Dễ di chuyển, leo thang hơn và có chiếu nghỉ để người đi bớt mệt trong quá trình di chuyển
  • Thoải mái hơn khi vận chuyển những vật có kích thước lớn.

Nhược điểm 

  • Thi công xây dựng cầu thang 2 vế khó hơn cầu thang 1 vế.
  • Cần có kế hoạch và đội ngũ có tay nghề cao để thi công.

Những điều cần lưu ý khi thiết kế cầu thang

Cầu thang có ý nghĩa quan trọng trong nhà nên phải luôn đảm bảo về mặt an toàn khi sử dụng cùng những lưu ý sau:

  • Cầu thang phải có khả năng chịu tải cao, chịu lực tốt
  • Kết cấu thân cầu thang nên có chiều dài > chiều rộng.
  • Xem xét kỹ về mặt thẩm mỹ cũng như về số bậc và vị trí đặt cầu thang hợp phong thuỷ. Tránh đặt thang giữa nhà, thẳng cửa chính,…

  • Tính toán chính xác dầm cầu thang dựa vào độ cứng. Nếu không bố trí dầm đỡ ở thân thang thì nên đặt lớp cốt thép dày.
  • Chú ý thiết kế khoa học để không ảnh hưởng xấu đến việc sinh hoạt, di chuyển của gia chủ và thân nhân.

Bài viết trên chúng tôi đã đề cập đến các thông tin cần thiết về cầu thang 2 vế. Tuy nhiên bạn vẫn nên liên hệ, thoả thuận với đơn vị thi công để đưa ra quyết định sau cùng. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn kiến thức bổ ích. Chúc bạn thành công!

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here