Theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước, một vài công trình không cần xin giấy phép xây dựng, đó là những loại công trình sau
Xin Giấy phép xây dựng đối với mỗi công trình là một phần rất quan trọng đảm bảo cho việc thi công công trình của bạn ở một khu vực nào đó là hợp pháp. Đồng thời đảm bảo mục tiêu quan trọng nhất là giữ gìn trật tự xây dựng trong đô thị, đảm bảo việc xây dựng có quy hoạch theo những tiêu chuẩn nhất định của nhà nước. Tuy nhiên, Tổng hợp xây dựng có những công trình theo quy định của pháp luật không cần thiết phải xin giấy phép thi công. Đó là những công trình nào?

Công trình nào không cần phải xin giấy phép?
Những công trình nào được miễn cấp giấy phép xây dựng
Theo quy định tại điều 89 của Luật Xây Dựng năm 2014, không quy định về những công trình bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng mà liệt kê những trường hợp khi thi công xây dựng công trình không cần xin giấy phép. Theo đó, những trường hợp xây dựng nhà ở, công trình nào không nằm trong diện miễn giấy phép thì phải xin giấy phép của cơ quan chức năng. Quy định như sau:
“a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
- b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
- c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
- d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
- e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
- h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
- i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
- k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
- l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.”
Ai là người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng?
Tùy thuộc vào đối tượng xin cấp giấy phép xây dựng mà người thẩm quyền cấp cũng khác nhau.
Đối với những công trình thuộc cấp đặc biệt thì đơn vị có thẩm quyền cấp phép là Bộ Xây dựng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo, di tích lịch sử – văn hóa, tượng đài, công trình trên các tuyến, trục đường chính trong đô thị; các công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép đối với các công trình nhà ở riêng lẻ trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử thuộc địa bàn do mình quản lý.

Tùy vào từng công trình mà cơ quan cấp phép có sự khác nhau
Giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn bao lâu?
Giấy phép được cấp cho các hoạt động thi công công trình nhà ở riêng lẻ đều có thời hạn nhất định, theo quy định tại khoản 10 Điều 90 Luật xây dựng 2014 thì giấy phép xây dựng có hiệu lực kể từ ngày cấp phép và không quá 12 tháng sau khi được cấp phép.

Đối với công trình nhà ở giấy phép thi công có thời hạn 12 tháng
Nếu trong trường hợp nhà không đủ điều kiện thi công thì chủ đầu tư nên làm giấy phép gia hạn công trình. Mỗi công trình nhà ở được phép gia hạn 2 lần và mỗi lần gia hạn là 12 tháng. Nếu để quá hạn giấy phép mà tiến hành thi công sẽ bị phạt xây nhà không phép theo quy định của pháp luật.